Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Cách viết bài chuẩn SEO


Tối ưu hóa SEO là việc vô cùng cần thiết đối với hệ thống marketing online ngày nay, trước khi SEO đạt hiệu quả chúng ta nên am hiểu và biết cách viết bài sao cho chuẩn SEO nhất.

SEO (search engine optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một kĩ năng rất cần thiết đối với các nhà chuyên viên marketing chuyên nghiệp để có thể nâng thương hiệu của doanh nghiệp mình lên top công cụ tìm kiếm google. Nếu một bài viết chuẩn SEO được index lên google thì website của bạn sẽ được đánh giá cao và có khả năng lên top tìm kiếm. Vậy bạn đã viết chuẩn SEO chưa? Và cách nào có thể viết bài chuẩn SEO?





Nguyên tắc viết bài chuẩn SEO

Theo xu hướng cũ là một keyword và rải rác đều trong mật độ bài viết. Tuy nhiên nguyên tắc này đã lỗi thời, nguyên tắc mới nhất được vận dụng từ đầu năm 2017 đó là SEO theo cụm keyword

Thẻ meta

Thẻ meta title: ngắn gọn, có chứa keyword, thứ tự ưu tiên giảm dần từ trái sang phải, tránh viết hoa (trừ khi viết danh từ riêng).

Đường dẫn URL nội bộ: domain phải tương ứng với bài viết, không chứa các kí tự không thân thiện, domain phải chứa keyword, dễ gợi nhớ cho người đọc.


Thẻ meta decripstion: tối đa 150 từ (tối đa 3 câu), mô tả một cách ngắn gọn, nội dung có chứa keyword chính.

Phần content

Thường được chia ra thành 2 loại: bài viết 500 – 1000 từ và bài viết trên 1000 từ. Nội dung vừa chứa keyword chính vừa chứa keyword phụ, hai loại keyword này rải rác đều trong mật độ tự nhiên trong bài viết. Mật độ keyword dưới 3%:
  • Bài viết 500 – 1000 từ chứa 3 – 5 keyword chính.
  • Bài viết trên 1000 từ chứa 5 – 7 keyword chính. 
Số lượng keyword phụ trong một bài là từ 5 – 7 từ. Ví dụ về keyword chính và keyword phụ: bạn có keyword chính của mình là vé máy bay Thái Lan giá rẻ thì keyword phụ sẽ là: vé máy bay, Thái Lan, giá rẻ...

Backlink

Có 2 loại link thường hay sử dụng trong một bài content: internal link (link nội bộ) và external link (link bên ngoài). Internal link thường hay đặt trên đầu bài viết để dẫn bot google ở lại website lâu hơn, External link chủ yếu chúng ta liên kết với các website uy tín như: wiki, Vietnam express… nhưng không được dẫn link của đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực vào trong bài viết.

Đặc biệt ảnh minh họa cần phải chỉnh sửa hình ảnh bằng cách đặt tên, chỉnh size, làm watermark. Nếu sử dụng ảnh trên mạng thì các bạn cũng nên áp dụng cách này để chỉnh sửa, tuy nhiên nên hạn chế sử dụng ảnh trên mạng. Lúc này chúng ta marketing cả bài viết lẫn hình ảnh

Chú ý

Các keyword chính nên in đậm, hoặc đánh nghiêng keyword để làm nổi bật.

Các keyword phụ nên được rải rác nhiều trên mật độ cho phép.

Các External link không được quá 20 link trên mỗi bài viết.

Anchor text được sử dụng phải là keyword chính, trở link nội bộ.

Sử dụng các heading đúng, đúng theo trình tự số lượng.

Điều đặc biệt đáng nói ở đây là tránh các trường hợp sao chép nội dung, nếu copy sẽ bị lỗi thuật toán google panda, trang web của bạn sẽ rớt top google.

Vì vậy, đối với một marketing chuyên nghiệp bên cạnh việc thực hiện marketing truyền thống còn phải tối ưu marketing online, bởi marketing 4.0 đang ngày càng trở nên phổ biến với giới trẻ.


Chúc các bạn học tốt!!!

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

PHÂN LOẠI CONTENT MARKETING

Content marketing là gì?


Content marketing hiện tại đang là xu hướng nghề hiện nay, thu hút khách hàng bằng ngôn từ. Nếu như các bạn tâm huyết vào nghề thì đương nhiên các bạn sẽ kiếm thu nhập khá lớn đấy. Tuy nhiên, để trở thành một content marketing giỏi đòi hỏi các bạn phải trải qua quá trình học tập và không ngừng trau dồi thêm vốn từ vựng cũng như phải có những tư duy đột phá để có thể chạm đến “trái tim sắt đá” của khách hàng.



Vì vậy, có thể nói content marketing là một công việc luôn sáng tạo, đổi mới. Bạn nào không trau dồi cho mình kiến thức thì sẽ bị thụt lùi trong xã hội đầy khốc liệt này. Nếu bạn yêu thích và muốn kiên trì vào con đường content marketing thì tôi có thể chúc bạn nên nghiên cứu sâu về ngành này.

Có mấy loại content marketing?


Hiện nay dựa vào mục đích người ta phân content marketing được chia ra làm 3 loại chính.

Content để ra đơn hàng:


Với loại mục đích này, bài viết của bạn cần phải giải quyết được nỗi lo của khách hàng. Khách hàng đang muốn cái gì và sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì cho họ. Với loại bài viết này, các bạn cần đánh đúng vào tâm điểm của khách hàng, làm cho họ nghĩ bạn đang giải quyết vấn đề của họ, bạn đồng cảm với họ. Từ đó sẽ tạo ra được sự kết nối giữa sản phẩm của bạn và khách hàng.

Ngoài ra khi viết xong, bạn cần phải dùng một câu chốt mang tính hành động cực kỳ cao. Làm cho khách hàng phải thực hiện ngay khi đọc xong bài. Nếu bạn đạt được những bước trên này thì chắc chắn một điều rằng, khách hàng của bạn sẽ là một trong những nhóm người trung thành của công ty đấy.

Bài viết tăng tương tác:


Đây là loại bài viết đòi hỏi các bạn phải thay đổi liên tục, nắm bắt đúng sở thích và hành vi đối tượng khách hàng như các chiến thuật tâm lý: tặng quà ( tài liệu free, gift, voucher tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty), góc giao lưu với khách hàng (kích thích khách hàng comment), nội dung kích thích cảm xúc, trends (trào lưu nhân vật sự kiện hot).

Bài viết xây dựng thương hiệu:


Hãy tưởng tượng thương hiệu của bạn là một con người thật, đưa ra những đặc điểm và tính cách thương hiệu tạo ra sự liên kết giữa “nhân vật” này và cảm xúc của khách hàng + giá trị cộng đồng. Đặc biệt trong loại bài viết này các bạn đừng nên đề cập đến tính năng sản phẩm.
Ví dụ như: Coca Cola xây dựng mình là một con người tình cảm, luôn hướng về sự ấm áp của gia đình. Các quảng cáo của họ luôn nổi bật lên tính cách đó như: Coca Cola đoàn tụ gia đình, nhanh tay đón én - đưa xuân về nhà… làm cho khách hàng nhớ quê hương và người thân của mình. (Mình chỉ ví dụ về quảng cáo để làm bạn hiểu rõ vấn đề).

Kết luận


Chúng ta có thể thấy, content luôn luôn thay đổi, sáng tạo. Các bạn có thể thấy, một ngày khách hàng đọc biết bao nhiêu bài viết. Vậy content các bạn có điều gì khác biệt so với người khác? Content của bạn có ấn tượng với khách hàng?

Trước khi lên một kế hoạch content bạn nên xây dựng cho mình một outline riêng (nếu như bạn mới tập tành bước vào con đường content) để tránh bố cục bài viết không chặc chẽ, dài dòng mà vẫn không đi sâu vào vấn đề.

Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn

Thư Kinh

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Sự khác biệt giữa NEED, WANT, DEMAND

Trong lý thuyết marketing có ba loại nhu cầu đó là: need (nhu cầu), want (mong muốn), demand (nhu cầu có khả năng thanh toán). Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ và dễ bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này. Vì thế sau đây, mình sẽ phân tích rõ cho các bạn hiểu rõ thêm về chúng.


Ví dụ cụ thể:

Trong một lớp học, cô giáo hỏi tất cả các bạn sinh viên rằng:
-       Ai muốn có điện thoại Iphone.
-  Dạ em ạ. - 20 bạn sinh viên trong tổng số 40 bạn đáp.
-  Hiện nay, Apple đang ra Iphone X, ai muốn mua Iphone X thì giơ tay lên. – Cô giáo hỏi tiếp.
Chỉ còn 7 bạn sinh viên giơ tay lên.
-  Giả sử bây giờ Iphone X đang được bán ở Thế Giới Di Động gần trường và các bạn có rất nhiều tiền. Bao nhiêu bạn đem tiền tới mua nó. – Cô giáo lại hỏi.
Và lúc này chỉ có 2 bạn giơ tay lên.
Vậy 20 bạn đáp lúc đầu đó chính là NEED, 7 bạn giơ tay đó là WANT và 2 bạn giơ tay cuối cùng là DEMAND.

Định nghĩa thuật ngữ:

NEED (nhu cầu): là trạng thái cảm giác thiếu thốn một cái gì đó mà con người cảm nhận được và cần được thỏa mãn trong tâm thức. Theo tháp nhu cầu Maslow, ta thấy con người có 5 dạng nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, xã hội, được tôn trọng và cuối cùng là tự thể hiện. Tùy theo mỗi mức độ mà con người có những nhu cầu khác nhau và những nhà marketing chuyên nghiệp giỏi thì phải biết thỏa mãn họ một cách tốt nhất, nâng NEED lên thành WANT.

WANT (mong muốn): là một thuật ngữ cao hơn NEED một xíu. Ví dụ mọi người need iphone nhưng mỗi người lại tự chọn cho mình các mẫu iphone khác nhau như: Iphone 7, iphone 7plus, Iphone 8, Iphone X… Vì thế phải làm sao để khách hàng mua sản phẩm thì phải tùy thuộc vào giá trị mà sản phẩm đem lại cho họ.

DEMAND (nhu cầu có khả năng chi trả): đây là những khách hàng đem lại doanh thu cho công ty, các công ty cần phải nâng NEED và WANT lên thành DEMAND – cảnh giới cao nhất của khách hàng.


Vậy mình đã ví dụ cho các bạn về sự khác nhau của need, want, demand; các bạn hiểu rõ rồi chứ? Chúc các bạn học tốt trên con đường mình đã chọn.

Thư Kinh

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT


Với nguồn lực đa dạng hiện nay, doanh nghiệp phải luôn luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm kinh doanh để trở nên khác biệt với đối thủ cùng ngành nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đối mặt với vấn đề này làm không ít các công ty phải đau đầu suy nghĩ. Sau đây mình sẽ đưa ví dụ các bạn có thể suy nghĩ phá cách hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình.


Bài học từ bánh trung thu

Lúc cho ra đời, bánh trung thu chỉ có một vài nhân đơn giản như : đậu xanh, dừa, lá dứa, hạt sen, khoai môn, thập cẩm. Và sau nhiều năm kinh doanh các công ty không ngừng đưa ra đa dạng các loại như: bánh trung thu dành cho người ăn kiêng, người ăn chay, người già, bánh trung thu ít ngọt, bánh trung thu matcha, socola… rất nhiều loại bánh trung thu khác nhau. Biết đâu trong tương lai, các nhà làm bánh sẽ cho ra đời bánh trung thu phô mai – để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ ngày nay.

Kinh nghiệm từ bài học này: hãy phát triển sản phẩm của mình theo một khía cạnh khác như: phân khúc, khách hàng, sở thích thay đổi.

Khác biệt dựa trên dịch vụ khách hàng.

Như chúng ta cũng biết, quá trình bán hàng sẽ không dừng lại khi người tiêu dùng đã quyết định mua sản phẩm. Để tạo nên điều khác biệt, chúng ta phải chăm sóc họ tốt hơn đối thủ bằng nhiều cách khác nhau như: trải nghiệm miễn phí, tạo giá trị cao khách hàng, bảo trì miễn phí, thái độ nhân viên, chúc mừng sinh nhật khách hàng hằng năm (gởi thiệp chúc mừng, tặng quà, voucher, chương trình khuyến mãi…). Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng yêu thích và nhớ đến doanh nghiệp trong những lần muốn mua hàng tiếp theo, đạt TOM (top of mind) hoặc WOM (word of mouth) của người tiêu dùng.

Thư Kinh

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

MARKETING – CẦN THIẾT CHO MỌI NGÀNH NGHỀ


Marketing ngày nay đang là một ngành nghề rất hot trên thị trường việc làm hiện nay và tương lai, các doanh nghiệp nào cũng cần marketing, ứng dụng cho đại đa số các ngành. Vậy vì sao marketing lại có tầm quan trọng như vậy? Vì sao marketing lại ứng dụng và phối hợp với tất cả các ngành nghề khác? Sau đây mình sẽ đưa ra những minh chứng cụ thể để chứng minh tầm quan trọng của nó.



Ví dụ với công nghệ thông tin: một kĩ năng đang được các bạn IT yêu thích là vẽ đồ họa. Các bạn IT có thể hoàn toàn đảm nhận các vị trí về vẽ và cho ra đời những bức vẽ đồ họa đẹp. Thế nhưng liệu thông điệp trong bức vẽ có phù hợp với thông điệp của công ty, bức vẽ có liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh, phát triển ý tưởng bố cục vẽ như thế nào? Đó là một câu hỏi khó dành cho các bạn bên IT nhưng lại trở nên dễ dàng đối với các bạn Marketing.

Một ví dụ khác về điện công trình: chuyên ngành này chủ yếu lập các dự án về điện nhà cửa, điện cho các công trình. Thế nhưng làm sao để mọi người biết cũng như thuyết phục khách hàng hợp tác với dự án điện công trình của mình, làm sao để quản lý dự án một cách hiệu quả, làm sao để tối ưu nhất dự án của mình. Marketing sẽ giải quyết tất cả các vấn đề đó giúp bạn.


Điều đó đã chứng minh, Marketing thực sự quan trọng trong tất cả công việc nếu chúng ta muốn kiểm soát và quản lý hiệu quả các quá trình làm việc của chúng ta hiện nay đặc biệt là dành cho các team leader để quản trị tốt thành viên của mình.

Thư Kinh

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

Theo ước tính của các nhà quảng cáo truyền hình, hàng năm các nhà quảng cáo Hoa Kì chi hơn 148 tỷ dollar, tổng chi phí quảng cáo ước tính trên toàn thế giới hơn 450 tỷ dollar. Trong đó P&G – nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, năm 2011 đã chi 4.2 tỷ dollar ở Hoa Kỳ và 9.7 tỷ trên toàn thế giới. Các ông trùm trong ngành quảng cáo truyền hình Việt Nam hiện nay đó là: P&G, Unilever, Coca Cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát. Vậy quảng cáo truyền hình có thực sự hiệu quả? Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên sử dụng quảng cáo truyền hình?



Ngày nay, các quảng cáo trên truyền hình đặc biệt là các khung giờ vàng với chi phí rất đắc đỏ, nhưng lại không mang lại hiệu quả cao với lượt tiếp cận với khách hàng mục tiêu chưa kể đến người xem lại hay chuyển kênh mỗi khi có quảng cáo. Vậy chiến lược marketing nào có thể giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu với chi phí thấp? Đó chính là lí do công nghệ marketing 4.0 ra đời.

Thư Kinh

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - CÁC THUẬT NGỮ HAY SỬ DỤNG TRONG MARKETING


Như các bạn cũng biết Marketing là một trong những ngành sử dụng tiếng anh và thuật ngữ rất cao. Thế nên sau đây Sáng tạo Việt sẽ trau dồi cho các bạn các thuật ngữ chuyên ngành mà marketing chuyên nghiệp thường sử dụng. 

4P: product/price/promotion/place (đối với sản phẩm)
7P: product/price/promotion/place/people/physical evidence/process (đối với dịch vụ)

A

Agency: đại lý
Advertisement: quảng cáo.
ATL: Above the line (hệ thống tiếp thị trên ngạch) nhắm đến người tiêu dùng, tạo ra chiến lược kéo

B

B2B: business to business
B2C: business to consumer
Banner: quảng cáo online trên các website trên một vị trí cụ thể.
Brand awareness: nhận thức về thương hiệu
Brand identity: bộ nhận diện thương hiệu
Brand image: hình ảnh thương hiệu
Brand: thương hiệu
Brochure: ấn phẩm quảng cáo (dạng quyển sách mỏng).
BTL: Below the line (hệ thống tiếp thị dưới ngạch) nhắm đến các đại lý, tạo ra chiến lược đẩy.

C

Communication: truyền thông
Concept: ý tưởng
Consumer/costumer: người tiêu dùng/khách hàng doanh nghiệp.
Content: nội dung marketing
CSR: Corporate social responsibility (trách nhiệm xã hội cộng đồng).

D

Direct marketing: marketing trực tiếp

F

Flyer: tờ rơi.

G

Google Adwords/Facebook ads: quảng cáo trên google, quảng cáo trên facebook.
Guerrilla marketing: marketing du kích.

I

Individual: marketing thị trường cá nhân.

M

Market Segmentation: marketing theo thị trường phân khúc
Market share: thị phần
Marketing campaign: chiến dịch marketing.
Marketing mix: marketing hỗn hợp
Marketing research: nghiên cứu marketing
Mass marketing: marketing đại trà

N

Need/Want/Demain: nhu cầu/mong muốn/nhu cầu có khả năng chi trả (mức độ tăng dần).
Niche Market: thị trường ngách

P

Pano: biển quảng cáo ngoài trời có kích thước lớn.
PEST: political/economy/social/technology.
PESTLE: political/economy/social/technology/legal/environmental.
Poster: ấn phẩm dùng trong quảng cáo mang tính thẩm mỹ cao.
PR: Pulic Relation (Quan hệ cộng chúng).
Product life cycle: Vòng đời sản phẩm.
Profile: hồ sơ công ty
Push/pull marketing: chiến lược đẩy/kéo

R

R&D: research and development (nghiên cứu và phát triển).

S

Sales promotion: Khuyến mãi
Satisfaction: sự thỏa mãn
SEM: Search Engine Marketing (marketing trên các công cụ tìm kiếm).
SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Services marketing: marketing dịch vụ
Social media: phương tiện truyền thông xã hội.
Standee: giá chữ X quảng cáo.
STP: segmentation – target – position (phân khúc – thị trường mục tiêu – định vị)
SWOT: strengths/weaknesses/opportunities/threats

T

Tag line: slogan
TOM: top of mind
TVC: phim quảng cáo

V

Viral marketing: lan truyền thông tin nhanh.
Voucher: thẻ khuyến mãi.

W


WOM: word of mouth (truyền miệng)

Thư Kinh
Công ty CP Giáo dục và truyền thông Sáng Tạo Việt
website: gaythiencam.com
Email: sangtaoviet.edu@gmail.com
Hot line: 0963112026

Cách viết bài chuẩn SEO

Tối ưu hóa SEO là việc vô cùng cần thiết đối với hệ thống marketing online ngày nay, trước khi SEO đạt hiệu quả chúng ta nên am hiểu và biế...